Làm giàu từ chăn nuôi thỏ: Tưởng khó mà hóa ra cực dễ

Rate this post

Bên cạnh chăn nuôi heo, bò, thì hiện nay nhiều hộ nông dân cũng có xu hướng mở rộng mô hình chăn nuôi thỏ để phát triển kinh tế. Nhìn qua, mọi người cứ ngỡ rằng làm giàu từ chăn nuôi thỏ rất khó. Song, trên thực tế chỉ cần nắm rõ những bí kíp dưới đây thì mọi việc đều sẽ được giải quyết dễ dàng.

1. Cách chăm sóc thỏ mau lớn, ít bệnh

Để chăm sóc thỏ, người nuôi cần chia làm 3 giai đoạn chính gồm:

+ Giai đoạn nhỏ: Giai đoạn này bắt đầu từ khi thỏ cai sữa, tức là từ 30 đến 70 ngày tuổi. Bà con cũng có thể nuôi chung thỏ với con để làm giống vẫn được.

+ Giai đoạn nhỡ: Giai đoạn này bắt đầu từ 70 đến 90 ngày tuổi. Lúc này, thỏ cần được chăm nuôi kỹ lưỡng để giúp nó trưởng thành tốt hơn. Bà con nên tránh cho thỏ ăn ngô, cám, gạo,… lúc này vì sẽ khiến thỏ bị tích mỡ. Thay vào đó, hãy cung cấp các loại thức ăn giàu protein, vitamin, chất xơ.

+ Giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng: Bắt đầu từ 90 đến 120 ngày tuổi, đây là giai đoạn thỏ cần vỗ béo. Sau khi vỗ béo được 20 ngày là có thể đem đi giết thịt. Bà con nên cho thỏ ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cám ngô, cám gạo, khoai sắn khô với liều lượng 60 đến 100g/con/ngày. Còn với thức ăn thô xanh cần giảm bớt đi, chỉ khoảng 400g/con/ngày là đủ.

2. Thức ăn thích hợp cho thỏ

Thỏ thường ăn các loại thức ăn rau tươi như bắp cải, ngô, su hào,… Bên cạnh đó, các loại thức ăn như lá chuối, đậu lạc, cỏ voi,.. thỏ cũng rất thích.

Yêu cầu thức ăn cho thỏ phải đảm bảo được sạch sẽ. Không chế biến thức ăn chung với máy đùn cám viên cho gia súc khác khi chưa được vệ sinh sạch sẽ. Cũng không nên cho thỏ ăn ở khu vực chăn thả gia súc vì rất dễ làm thỏ bị mắc bệnh giun sán.

Khi thức ăn bị nấm mốc, lên men cần tránh cho thỏ ăn. Bởi làm vậy thỏ sẽ bị chướng bụng, tiêu chảy. Thức ăn xanh sau khi cắt về nên rải ra hoặc để lên giàn cho ráo nước thì hãy cho thỏ ăn, không nên chất đống.

3. Các bệnh thường gặp ở thỏ

Muốn chăn nuôi thỏ làm giàu bà con cần nắm rõ các bệnh thường gặp ở thỏ cũng như cách phòng tránh. Thực tế, thỏ hay mắc các bệnh như ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, chướng bụng, đầy hơi,… Bà con cần quan sát kỹ mỗi ngày, nếu thỏ ốm, bỏ ăn, trọng lượng giảm lông, không còn bóng mượt,.. thì có nghĩa là thỏ đã mắc bệnh và cần xử lý càng sớm càng tốt.

Nếu thỏ bị ghẻ trên vành tai, lỗ tai, sống mũi, mí mắt,… sẽ xuất hiện vảy sần sùi. Lúc này cần dùng thuốc thuộc nhóm ivermectin để tiêm cho thỏ. Bên cạnh đó, bà con cũng phải thường xuyên kiểm tra món chân, tai, mũi,… để sớm nhận biết bệnh tật và điều trị cho thỏ.

Trên đây là những chia sẻ giúp bà con biết cách làm giàu từ chăn nuôi thỏ. Nếu còn thắc mắc điều gì hay cần học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi thỏ, liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *