Cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế sẽ bị xử phạt như thế nào?

Rate this post

Một vài doanh nghiệp đã bị cưỡng chế hóa đơn, thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng nhưng vẫn sử dụng tiếp những số hóa đơn đó. Vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào? Bên cạnh việc giúp doanh nghiệp tìm hiểu việc ghi sai hình thức thanh toán trên hóa đơn thì trong bài viết này sẽ trình bày cụ thể việc xử phạt đối với hành vi cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cưỡng chế hóa đơn là một trong những biện pháp mà Tổng cục Thuế sẽ áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp để xử lý trình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi. Tùy trường hợp mà các doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế hóa đơn với các biện pháp khác nhau.

Theo đó, Tổng cục thuế có công văn 17615/BTC-TCT hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn bằng biện phát thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Theo hướng dẫn của Bộ tài chính, Tổng cục thuế, thì việc sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn (thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng) là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Cụ thể công văn 17615/BTC-TCT hướng dẫn:

“Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn trong thời gian cơ quan thuế có Quyết định về việc áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế phát sinh (nếu có) do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Các hóa đơn nêu trên không còn giá trị sử dụng, đơn vị bán hàng và mua hàng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; đơn vị mua hàng không được kê khai khấu trừ thuế GTGT và tính chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; đơn vị bán hàng và đơn vị mua hàng phải lập biên bản thu hồi các hóa đơn đã lập sai quy định. Sau khi Quyết định cưỡng chế hết hiệu lực hoặc chấm dứt hiệu lực, qua xác minh cơ quan thuế xác định thực tế có hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế hướng dẫn đơn vị bán hàng xuất hóa đơn, căn cứ các hóa đơn này đơn vị bán hàng, mua hàng thực hiện kê khai thuế theo quy định.”

Như vậy theo quy định, nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn được coi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Đơn vị bán hàng và đơn vị mua hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 12 thông tư 10/2014/TT-BTC. 

Các bước đăng ký tham gia vào hệ thống hóa đơn điện tử xác thực

3 lưu ý quan trọng khi sử dụng hệ thống thuế điện tử eTax

Ngoài ra, bên bán hàng phải thu hồi lại các hóa đơn đã lập, sau khi quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà hai bên thực tế có hoạt động mua bán hàng hóa qua xác minh của cơ quan thuế thì bên bán lập hóa đơn giao cho bên mua hàng để kê khai thuế.

Mọi hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật, do đó, nếu như đã bị xử phạt, bị cưỡng chế hóa đơn thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ cách để khắc phục, cũng như cách để có thể sử dụng tiếp hóa đơn đã bị cưỡng chế.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về việc cưỡng chế hóa đơn, cách xử phạt đối với việc cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *