Cách chăm sóc cây hoa Ngọc Lan

Rate this post

Cây Ngọc Lan có tên thường gọi là cây Ngọc Lan Ta, Sứ Ngọc Lan hay Ngọc lan Hoa Vàng. Nó có tên Tiếng Anh là champaca hay champak ,tên khoa học là Michelia champaca L, họ thực vật Magnoliaceae. Ngọc Lan Ta là loài cây có hoa đẹp và thơm ngát hương, thường được dùng làm cây bóng mát trồng trong công viên, vườn thú, khu dân cư đô thị, tạo cảnh quan cho sân vườn biệt thự như nhiều loại cây hiện nay: cây mít cổ thụ, cây chay cổ thụ, cây bưởi….

Cây Ngọc Lan là cây cảnh quan có nhiều tác dụng, cây được trồng để làm cây bóng mát, cây cho hoa đẹp và hoa thơm chơi được lâu. Mặt khác , cây Ngọc Lan còn có tác dụng trong ngành công nghiệp hương thơm, hoa ngọc làn được triết suất để lấy tinh dầu, tinh dầu hoa ngọc lan là cũng sự lựa chọn của khá nhiều người ưa thích hương thơm thoang thoảng và tinh tế nhẹ nhàng. Ở Việt Nam hiện tại có hơn 20 loài ngọc lan các loại, được phân bổ nhiều ở các địa phương cả nước.

Ngọc lan là loại cây thường xanh, lá xanh quanh năm. Cây ưa sáng, chịu rét, ưa đất cát hơi chua, đất thoát nước tốt, nhiều mùn. Giai đoạn đầu khi cây còn yếu, ta nên che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây, điều này dễ làm  cây bị cháy lá hoặc lâu ra mầm dẫn đến cây bị chết.

Về việc tưới nước ta nên tưới cây vào buổi sáng và chiều muộn. Ngọc lan không ưa nhiều nước, mùa sinh trưởng chỉ cần đất hơi ẩm, mùa mưa không tưới nước, nếu đất quá khô chỉ tưới một lần.

Về việc bón phân thỳ việc bón phân thỳ thỳ cây ngọc lan cần phân nhưng không nhiều đối với cây mới trồng nếu có chất đất tốt và được bón lót ban đầu thì ta không cần phải bón phân. Trong trường hợp quan sát thấy đất xấu, cằn cỗi thì cần bổ sung mỗi gốc từ 100-150gr NPK và 5-10 kg phân chuồng. Khi cây lớn ổn định trong mùa sinh trưởng chỉ cần bón 2 lần là vừa, lần đầu vào tháng 5-6, lần sau vào mùa xuân năm sau.

Khả năng thành sẹo của ngọc lan rất kém, không nên tỉa cành, chỉ cần chặt bỏ cành khô, bị sâu bệnh. Ngoài ra sau khi hoa tàn nếu không cần thu hái hạt thì cắt cả cành hoa lẫn cành quả, để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau. Nếu trồng trong chậu thì khoảng vài tháng nên cắt tỉa 1 lần để tạo cân bằng giữa cây và chậu.

Cây ngọc lan nhân giống từ hạt, chiết  cây hoặc cành ghép. Các cây con tạo bằng phương pháp chiết cành có nhiều ưu điểm là cây ra hoa kết quả sớm, khỏe, cho năng suất ổn định và giữ được phẩm chất dòng cây bố mẹ. Ngày nay người ta mua cây ngọc lan cỡ lớn để trồng trang trí tại các căn nhà lớn, hay những căn biệt thự để trang trí tạo không gian xanh cảnh quan.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *