02 trường hợp NLĐ không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Rate this post

Bên cạnh việc hướng dẫn chi tiết cách tra cứu bảo hiểm xã hội cho người lao động thì trong bài viết này sẽ đề cập cụ thể để 02 trường hợp người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chắc chắn, đây là vấn đề mà nhiều người lao động, người sử dụng lao động đang đặc biệt quan tâm hiện nay.

Trường hợp 1: Người lao động không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động thuộc các trường hợp sau thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, dựa trên căn cứ pháp lý này có thể rút ra kết luận, những người lao động ký kết các hợp đồng sau sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội:

Thứ nhất là hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng

Thứ hai là hợp đồng thử việc

Trường hợp 2: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã quy định cụ thể như sau: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy có thể rút ra kết luận, một trong những trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Ngoài những trường hợp trên, nếu cá nhân người lao động thuộc diện bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động không thực hiện đúng thì sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo các quy định của pháp luật hiện hành, gây tổn thất cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân, người lao động có thể thực hiện tra cứu bảo hiểm xã hội để có thể xem chi tiết về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, mức đóng, các thông tin liên quan khác… để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình. 

Với những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được 02 trường hợp người lao động không cần phải thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: người lao động không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và trường hợp gười lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động và người sử dụng lao động.

Theo dõi thêm bài viết:

>> Honda Future 2020 có tem cải biến công nghệ với mức giá không đổi

>> Những dòng đồng hồ Casio đang bán chạy nhất tại đồng hồ Anh Khuê

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *